Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Cách nào giảm lãi suất? - 1 điều không tưởng khi lợi nhuận đặt lên hàng đầu

Tại Diến đàn Áp lực lạm phát và Chính sách tiền tệ do DĐDN tổ chức, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng: Trong hoàn cảnh tín dụng tăng, đòi hỏi tháo gỡ khó khăn về giá vốn cho DN trong khi mặt bằng lãi suất đang cao là điều hết sức khó khăn nếu các thông tin, chính sách không rõ ràng.
NHNN hướng dẫn thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất


Nhiều chuyên gia lo ngại, kênh lãi suất của chúng ta hiện đang gặp các vấn đề với việc lưỡng lự giữa cơ chế lãi suất thỏa thuận hay lãi suất cơ bản. Việc cân nhắc của ngân hàng trong sử dụng thống nhất các công cụ lãi suất có thể khiến cho thị trường mất định hướng và làm suy yếu chính kênh này. Sự suy yếu của kênh lãi suất có thể làm giảm ảnh hưởng của thay đổi lãi suất bao gồm cơ bản hoặc lãi suất định hướng khác đối với nền kinh tế và giá cả.

TS Võ Trí Thành cho rằng cần phải kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu NHNN linh hoạt điều hành mà không cẩn thận thì tín dụng có thể lại tăng 30 – 40% và để thay đổi con số này là cả một bài toán khó khăn hơn rất nhiều.


Theo các chuyên gia, dường như DN chỉ mải mê chạy theo lợi nhuận của các khoản vay ngoại tệ mà chưa chú ý đến công cụ phòng ngừa rủi ro. Bởi thanh khoản trên thị trường ngoại hối cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt hạn chế trong việc chuyển đổi ngoại tệ, kiểm soát chênh lệch kỳ hạn.

Ông Thành lưu ý, nền kinh tế cần thận trọng trong sai lệch cơ cấu đồng tiền từ nay đến cuối năm, bởi thâm hụt tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán có vấn đề. Nếu không thay đổi dịch chuyển từ USD đến VND thì ngoại hối có khả năng rất căng thẳng.

TS Dương Thu Hương - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng thì chia sẻ: theo nguyên lý, cứ lạm phát cao thì lãi suất phải cao, chính sách tiền tệ phải thắt chặt, nhưng lạm phát cao mà phải lãi suất thấp, giảm lãi suất, đó là mâu thuẫn.

Bà Hương chia sẻ: Cái khó là NHNN ở trong cái thế cùng một lúc phải “hài hoà” các mục tiêu, thứ nhất là tập trung kiểm soát lạm phát, thứ hai là góp phần tăng trưởng kinh tế, thứ ba là giữ ổn định thị trường. Vì vậy, điều hành chính sách tiền tệ vô cùng khó.

Bà Hương nhận định, lạm phát năm nay sẽ cao nhưng sẽ dưới 10%. “Tôi cho rằng, người gửi tiền, người vay tiền, và ngân hàng phải tìm ra một điểm để hài hòa lợi ích của các bên. Có như vậy mới giảm áp lực tâm lý các bên tham gia. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Cả hệ thống ngân hàng cũng đang quyết tâm kéo lãi suất cho vay giảm để tạo điều kiện cho các DN”. Bà Hương cũng bày tỏ mong muốn: Các ngân hàng và DN nên thông cảm cho nhau, tìm ra được những điểm hài hòa để tạo điều kiện cho nhau, cùng nhau tháo gỡ khó khăn và cùng phát triển. “Chúng ta cũng nên nhìn vấn đề ở hai mặt để có thể tìm ra được hướng đi tốt nhất giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Tôi cũng mong muốn rằng DN chia sẻ những khó khăn với hệ thống ngân hàng. Lộ trình lãi suất trong thời gian tới sẽ giảm, tất nhiên còn phụ thuộc vào tình trang lạm phát, nhưng theo tôi lạm phát sẽ chỉ dừng lại ở mức 7%" - Bà Hương nhấn mạnh.
Blog Widget by LinkWithin

0 nhận xét:

:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

Đăng nhận xét

Chào bạn,cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi,hãy để lại COMMENT nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích
PS: Nếu bạn có nhu cầu cần vay vốn hãy để lại tên và số diện thoại hoặc có thể liên hệ trực tiếp với mình thông qua CHATBOX ở phía bên tay phải của trang WEB